Ngân hàng Sữa mẹ ở Mỹ và Việt Nam

Việc nuôi con bằng sữa mẹ đã được công nhận là biện pháp nuôi con tốt nhất. Nhưng không phải tất cả các bé đều được may mắn đó, vì vậy trên thế giới đã thành lập các Ngân hàng Sữa mẹ. Cùng học hỏi kinh nghiệm ở nước bạn và những nỗ lực của chúng ta.

Ngân hàng Sữa mẹ ở Việt Nam, Ngân hàng Sữa mẹ ở Mỹ,

Ngân hàng Sữa mẹ ở bệnh viện bang Philadelphia của Mỹ. (Ảnh: Internet)

Việt Nam thuộc nhóm các nước có tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ thấp nhất thế giới. Điều đó có nghĩa thế hệ tương lai của chúng ta đang ngày càng đối diện với nhiều rủi ro hơn. Vì vậy mà WHO, UNICEF đều lên tiếng quan ngại về tình hình sức khỏe của trẻ em Việt Nam trong những năm gần đây.

Sự hình thành các Ngân hàng Sữa mẹ trên đất Mỹ

Ngày 15/3, bang Arizona nước Mỹ đã khai trương trung tâm hiến sữa mẹ đầu tiên tại thành phố Tucson.

Theo Tucson News Now, Trung tâm sức khỏe Phụ nữ & sinh sản El Rio đã mở trung tâm hiến tặng sữa mẹ và gia nhập Ngân hàng Sữa mẹ (Mother’s Milk Bank – MMB).

Mother’s Milk Bank là một chương trình phi lợi nhuận được thành lập năm 1984 và hiện nay được điều hành bởi Quỹ Sức khỏe trẻ em Rocky Mountain (RMCHF). Mother’s Milk Bank thực hiện thu thập, xử lý, và phân phối sữa mẹ được hiến tặng cho trẻ sơ sinh tại các cơ sở chăm sóc tích cực (NICU) trên cả nước Mỹ.

Tại sao chúng ta thấy dị thường về việc uống sữa mẹ từ hiến tặng nhưng lại thấy rất bình thường đối với việc uống sữa bò?

Hàng ngàn năm qua, việc sử dụng vú nuôi là một đặc điểm phổ biến của tầng lớp quý tộc trong nhiều nền văn hóa khác nhau, nhưng việc dùng sữa mẹ được hiến tặng đã qua kiểm tra và xử lý thì dường như vẫn là kỳ quặc. Tuy nhiên, điều đó đang trở nên phổ biến một cách đáng kể. Người ta thậm chí có thể mua sữa mẹ qua mạng Internet. Mặc dù nghiên cứu này cho biết, nó vẫn là “một loại hàng hóa không được kiểm soát, kiểm tra”.

Cả cơ quan Quản lý Thực phẩm, Dược phẩm (FDA) và Trung tâm Kiểm soát, Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) có rất nhiều tài liệu liên quan đến sự an toàn trong quy trình lấy sữa, bảo quản, và sử dụng sữa mẹ hiến tặng.

Ngân hàng Sữa mẹ MMB đã liệt kê trên trang web của họ danh sách hơn 50 khu vực hiến tặng tại 12 tiểu bang, và tự hào rằng MMB “luôn cung cấp sữa cho các cơ sở chăm sóc tích cực nhiều hơn bất kỳ ngân hàng sữa phi lợi nhuận nào khác ở Bắc Mỹ”.

Hiệp hội Ngân hàng sữa mẹ của Bắc Mỹ (HMBANA) được thành lập vào năm 1985, liệt kê danh mục các hướng dẫn an toàn tự nguyện mà nhiều ngân hàng trên khắp Bắc Mỹ tuân thủ theo.

Hiệp hội Ngân hàng sữa mẹ của Bắc Mỹ là một hiệp hội chuyên nghiệp hỗ trợ cho các Ngân hàng Sữa mẹ được hiến tặng phi lợi nhuận. Nhiệm vụ của tổ chức là “đảm bảo kiểm soát chất lượng sữa mẹ trong số các ngân hàng thành viên thông qua việc tuân thủ các hướng dẫn bắt buộc và kiểm tra định kỳ các ngân hàng thành viên”.

Trên trang Giới thiệu của họ, Hiệp hội Ngân hàng sữa mẹ của Bắc Mỹ đã đăng vắn tắt lịch sử quá trình hiến tặng sữa mẹ, có trích dẫn Ngân hàng Sữa mẹ đầu tiên được thành lập năm 1909 tại Vienna, Áo. Sau 10 năm, ngân hàng Bắc Mỹ đầu tiên được mở tại Boston. Họ cũng ghi chú rằng do dịch AIDS vào giữa những năm 1980, nên số lượng các ngân hàng giảm mạnh.

ngân hàng sữa mẹ ở Việt Nam, ngân hàng sữa mẹ ở Mỹ,

Một bà mẹ tình nguyện viên hiến sữa và bản đồ phân bố các Ngân hàng Sữa mẹ trên nước Mỹ. (Ảnh: Internet)

Tính đến tháng 3/2016, Hiệp hội Ngân hàng sữa mẹ của Bắc Mỹ có 18 ngân hàng thành viên – phần lớn trong số đó là các cơ sở của Mother’s Milk Bank và lên danh sách năm ngân hàng đang phát triển.

Công đoạn xử lý sữa được hiến tặng của Hiệp hội Ngân hàng sữa mẹ của Bắc Mỹ gồm thanh trùng và xét nghiệm sữa xem có bị nhiễm khuẩn. Nguồn sữa sau cùng đến tay người nhận không phải là từ một cá nhân hiến tặng, mà là từ 3 đến 5 người hiến tặng.

Những lợi ích của sữa mẹ đã được ghi chép rõ ràng, và thậm chí gần đây đã phát hiện ra thêm khả năng diệt vi khuẩn kháng thuốc, nhưng Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) vẫn khuyến cáo tránh cho con bú trong một số điều kiện đặc định, đặc biệt là khi người mẹ bị nhiễm HIV.

Những người hiến tặng sữa tiêu biểu là những người phụ nữ có khả năng sản xuất ra nguồn sữa dư thừa phong phú trong khi nuôi con, hoặc những phụ nữ mất con mới sinh. Tổ chức bảo vệ sức khỏe trẻ em Rocky Moutain đăng trên trang web của họ: “Một số bà mẹ … thấy rằng việc hiến tặng sữa trong sự tưởng nhớ đến đứa con đã mất là sự xoa dịu nỗi đau, khi biết rằng điều này sẽ giúp ích cho các em bé khác đang cần sữa”.

Ngân hàng Sữa Mẹ đầu tiên tại Việt Nam

Bệnh viện Phụ sản nhi Đà Nẵng là đơn vị đầu tiên trên cả nước được chọn triển khai thí điểm Ngân hàng Sữa mẹ. (Ảnh: Internet)

Theo Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ – trẻ em Nguyễn Đức Vinh, việc ra đời Ngân hàng Sữa mẹ đầu tiên là bước tiến quan trọng trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe trẻ sơ sinh tại Việt Nam.

Theo đó, sẽ có 4 nhóm người hiến tặng sữa gồm:

  • Những bà mẹ có con sinh ra khỏe mạnh, cam kết tích cực thu thập sữa để hiến tặng;
  • Bà mẹ có con sinh ra khỏe mạnh, vắt và trữ sữa cho con dùng nhưng sau đó hiến tặng;
  • Bà mẹ vắt sữa để duy trì nguồn sữa, nên khi con họ bú no không cần trữ sữa dự trữ, họ sẽ hiến tặng một phần hoặc toàn bộ phần sữa;
  • Bà mẹ có con tử vong quyết định duy trì nguồn sữa của mình để hiến tặng.
Thạc sĩ – Bác sĩ Trần Thị Hoàng, Phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng, cho hay tại bệnh viện này mỗi năm bình quân có khoảng 15.000 trẻ được sinh ra, khoảng 3.000 – 4.000 trẻ không được tiếp cận nguồn sữa mẹ. Đó là những bé sinh non, nhẹ cân, bị bỏ rơi, hoặc mắc bệnh phải cách ly mẹ từ sớm, hoặc người mẹ bị các bệnh lây truyền…
Con số này nếu tính chung tại Việt Nam sẽ nhiều hơn gấp nhiều lần. Ngân hàng Sữa mẹ sẽ bù đắp cho những trẻ này vượt qua được những mất mát ban đầu. Theo các bác sĩ, trẻ được bú sữa mẹ sẽ ít mắc các bệnh nhiễm khuẩn, giảm tỷ lệ mắc chứng đột tử, tỷ lệ bệnh tật và tử vong có sự liên quan với thực hành nuôi con bằng sữa mẹ.
Hiện nay, các bà mẹ hiến sữa đều phải hiến tại Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng. Việc nhận sữa sẽ được mở rộng trên toàn quốc.
 
“Tôi mong muốn mô hình Ngân hàng Sữa mẹ sẽ nhanh chóng nhận được nhiều thành công, và từ đó tạo sức lan tỏa, nhân rộng đến nhiều vùng miền tại Việt Nam, ngày càng có nhiều trẻ em được hưởng nguồn sữa mẹ quý giá”, ông Nguyễn Đức Vinh nói.

Tin tức khác